(HTV) - Ở chốn đô thị, thật khó để tìm không gian trồng cây xanh, nếu bạn muốn một chút không khí trong lành. Nhưng bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện dùng vi tảo thay thế, nhờ lò phản ứng quang sinh học được các nhà khoa học Argentina phát triển.
Thiết bị Y-ALGAE sử dụng loài vi tảo bản địa tại Đông Nam tỉnh Buenos Aires. Thông qua quá trình quang hợp, loài vi sinh vật này chuyển đổi khí dioxide carbon thành khí oxy và sinh khối. Trong đó, sinh khối có thể được tái sử dụng trong phân bón, nhiên liệu sinh học và kết cấu bê tông.
Thiết bị Y-ALGAE sử dụng loài vi tảo bản địa tại Đông Nam tỉnh Buenos Aires
Nhóm nghiên cứu cho biết, hiệu quả chuyển đổi của một thiết bị Y-ALGAE cao gấp 10 đến 15 lần so với một cây xanh. Mỗi thiết bị có thể thu thập khoảng nửa tấn dioxide carbon mỗi năm.
Phòng nghiên cứu quá trình quang hợp
Maria Elena Oneto - Trưởng nhóm môi trường Y-TEC trao đổi về việc thực hiện lắp đặt thiết bị Y-ALGAE trong đô thị
Hiện tại, có hai phiên bản thử nghiệm đã được lắp đặt tại thủ đô Buenos Aires của Argentina.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9