Kỹ năng ứng xử trong môi trường làm việc thời đại số

TẤN TÀI - MINH PHƯƠNG - QUỐC SỬ - PHƯƠNG KHANH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 22/7/2023, 15:58

(HTV) - Vừa qua, hai nữ sinh viên tại TP.HCM vì bức xúc với quy trình chấm dứt hợp đồng lao động đã "đáp trả" bằng việc xóa dữ liệu trên các nền tảng của công ty, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty, hiện đang gây ra nhiều tranh cãi.

GenZ là ai? 

Những người sinh từ năm 1997 đến 2012, mà chúng ta còn gọi là thế hệ GenZ chiếm khoảng 12,6% lực lượng lao động tại nước ta.

GenZ chiếm khoảng 12,6% lực lượng lao động tại Việt Nam

Đến năm 2025, con số này sẽ lên tới 25%. Đây là thế hệ lao động trẻ, lớn lên trong sự bùng nổ của công nghệ nên không khó để nhận thấy sự khác biệt của lực lượng lao động này. Bên cạnh những lợi thế riêng thì những xung đột giữa người lao động và nhà tuyển dụng là điều không tránh khỏi.

Vấn đề được đặt ra đó là nhà tuyển dụng lẫn người lao động trong thời đại kỷ nguyên số hóa 4.0 cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng gì? 

Gen Z được dự báo sẽ đóng vai trò quan trọng trên thị trường lao động trong thời gian tới

 Nguyên nhân đến từ đâu?

Thế hệ GenZ vào đời với nhiều cơ hội việc làm. Với nền giáo dục tiên tiến, nhất là ngoại ngữ và tin học cùng với trào lưu khởi nghiệp (start-up) bùng nổ mang đến cơ hội việc làm cực kỳ lớn. Đặc biệt, thời đại mà các bạn GenZ đang bước vào là một thế giới phẳng và mọi thứ đều có thể hội nhập. Nhiều cánh cửa chào đón, không áp lực về tài chính là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. 

Ảnh hưởng từ mạng xã hội đến GenZ là không nhỏ. Tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông tin từ mạng xã hội cũng khiến thế hệ này chịu sự chi phối về tư tưởng, suy nghĩ và cuối cùng là cách hành động. 

GenZ là thế hệ cực kỳ nhạy cảm về mặt cảm xúc. Được sống trong xã hội mà ý kiến cá nhân ngày càng được xem trọng, họ thoải mái bày tỏ cảm xúc cá nhân lên mạng xã hội nên những người này rất nhạy cảm, dễ tổn thương. GenZ nếu không tìm được những người khiến họ có động lực và được truyền cảm hứng thì rất khó để phát huy bản thân hay gắn bó lâu dài. 

GenZ và văn hóa ứng xử trong môi trường làm việc 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương cũng chia sẻ: “Tận dụng sự phát triển của công nghệ, các bạn cần kiên nhẫn, một chút thấu cảm, kỹ năng giao tiếp để hiểu được vấn đề của xã hội, hiểu được nhà tuyển dụng thì sẽ tránh được những vấn đề đáng tiếc”.   

Kỹ năng cần thiết cho GenZ trong môi trường làm việc

Ứng xử tinh tế với nhân sự GenZ

Để tạo nên sự hài hòa và hiệu quả giữa nhà tuyển dụng và người lao động trong xu thế hiện nay, rõ ràng không có một công thức cụ thể. Tuy nhiên việc cần thay đổi góc nhìn và văn hóa ứng xử để thích nghi với xu hướng chung của xã hội là điều kiện tiên quyết đặt ra cho cả hai lực lượng này, để trên cơ sở đó tạo ra được một môi trường làm việc phát huy được tính sáng tạo, tính năng động của thế hệ GenZ, từ đó, mang lại hiệu quả cao và trong công việc. 

Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần "thích nghi ngược" để mang đến môi trường làm việc hiệu quả

Do đó, doanh nghiệp bên cạnh tối ưu hóa quy trình tuyển dụng cũng cần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp phù hợp với tính cách của thế hệ nhân sự mới. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần "thích nghi ngược", tức là tự làm trẻ mình để tạo ra môi trường làm việc ít khoảng cách, cởi mở hết sức có thể.

 >>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

Ý kiến của bạn: