Mực khổng lồ phát sáng để bắt mồi

NHẬT MINH - NHƯ YẾN - PHẠM LONG - NGỌC THẠCH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 19/5/2024, 19:10

(HTV) - Các nhà khoa học từ Đại học West Australia và tổ chức Kelpie Geosciences của Anh đã công bố video hiếm hoi ghi lại hình ảnh con mực khổng lồ sống ở vùng nước biển sâu Nam Thái Bình Dương.

Con mực có tên Dana này đã quấn xúc tu quanh chiếc máy ảnh vì tưởng nhầm là con mồi. Theo các chuyên gia, mực Dana có kích thước dài đến 2 mét, video được quay ở độ sâu độ sâu khoảng 1.000 mét dưới bề mặt nước biển - nơi không hề có ánh sáng.

Khi đến gần con mồi, ở hai đầu xúc tu của con mực sẽ phát ra tia sáng rực rỡ, để làm con mồi giật mình. Nhà khoa học Heather Stewart đã ví những ánh sáng này như "đèn pha" do loài mực này thường sử dụng ánh sáng làm choáng váng con mồi, và sau đó lao vào nuốt chửng.

Những đèn pha ở hai đầu của loài mực được gọi là tế bào phát quang sinh học. Tại đây, các protein đặc trưng sẽ phản ứng với oxy để phát ra ánh sáng.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: