Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra chủng vi khuẩn Delftia Tsuruhatensis (gọi tắt là TC1) có khả năng làm giảm ký sinh trùng sốt rét ở loài muỗi Anopheles.
Các nhà nghiên cứu phát hiện chủng vi khuẩn làm giảm ký sinh trùng sốt rét ở loài muỗi. Nguồn ảnh: AP
Các nhà khoa học làm việc cho hãng dược GSK đã phát hiện muỗi Anopheles mang vi khuẩn Delftia Tsuruhatensis (gọi tắt là TC1) sẽ không còn khả năng lây truyền bệnh sốt rét vì vi khuẩn này, khi xâm nhập vào muỗi Anopheles, phân chia và tạo ra chất "harman" ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng của ký sinh trùng sốt rét.
Vi khuẩn Delftia Tsuruhatensis tác động đến trứng của ký sinh trùng sốt rét trong muỗi Anopheles giảm lây truyền bệnh sốt rét. Nguồn ảnh: AP
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm vi khuẩn TC1 giúp ngăn chặn sự lây truyền của ký sinh trùng nhưng sẽ không làm thay đổi gen của con muỗi. Loài muỗi nhiễm vi khuẩn này vẫn sẽ phát triển và sinh sản bình thường.
Hãng dược GSK hiện đang hợp tác với Đại học Johns Hopkins của Mỹ để phát triển TC1 như một công cụ chống lại bệnh sốt rét. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất nhiều năm.
Việc nghiên cứu và phát triển TC1 như một công cụ chống lại bệnh sốt rét sẽ mất nhiều năm. Nguồn ảnh: AP
Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý đây chỉ là một trong những nỗ lực góp phần kiểm soát bệnh sốt rét, không phải là một giải pháp toàn diện để dập tắt hoàn toàn căn bệnh này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do sốt rét đã giảm 29% từ năm 2002 đến năm 2021 khi các quốc gia đẩy mạnh chiến dịch phòng chống. Tuy nhiên, số ca tử vong vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở châu Phi, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chiếm đến 80% các ca tử vong do sốt rét.
Trong năm 2021, thế giới đã ghi nhận 247 triệu ca mắc sốt rét, riêng các nước Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda và Mozambique đã chiếm gần một nửa con số trên.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9