Trung Quốc sẽ bắt đầu công bố báo cáo về những trường hợp mắc COVID-19 nhưng không có biểu hiện bệnh ở nước này. Đây là một phần trong nỗ lực kiểm soát nguy cơ tái bùng phát dịch ở thời điểm người dân Trung Quốc bắt đầu khôi phục các hoạt động kinh tế.
Hiện Mỹ là nước có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo 2 tuần sắp tới sẽ là thời điểm vô cùng khó khăn đối với người dân Mỹ trong cuộc chiến chống COVID-19 và kêu gọi người dân hãy cảnh giác và tự bảo vệ mình.
Truyền thông quốc tế hôm qua tiếp tục có nhiều bài viết đề cao những biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện để kiểm soát dịch COVID-19, đánh giá Việt Nam đang chống dịch thành công, bất chấp tiềm lực khá hạn chế so với nhiều nước.
Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 song doanh thu từ hoạt động buôn bán các mặt hàng thiết yếu cho đời sống ở Anh đã tăng vọt trong tháng 3.
Giá dầu thô tại thị trường châu Á trong ngày 31/3 đã bật tăng mạnh trở lại sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua.
Theo thống kê từ trang Worldometers, tính đến 20g ngày 31/3, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới là 802.500 ca, hơn 39.000 người tử vong, bình phục là 172.319 ca.
Một tổ chức y tế tư nhân của Malaysia vừa bắt đầu triển khai các trạm xét nghiệm lưu động COVID-19 theo mô hình "Drive-thru" tại bệnh viện ở thủ đô Kuala Lumpur.
Tại Châu Á, Nhật Bản ngày 30/3 ghi nhận thêm chỉ 13 ca mắc COVID-19, giảm mạnh so với con số 68 ca nhiễm mới trước đó một ngày. Tuy nhiên, giới chức Nhật Bản cho rằng: con số thống kê không phải là lý do để lạc quan, người dân vẫn phải cẩn trọng.
Nhằm đối phó với dịch COVID-19, Hội đồng Châu Âu (EC) ngày 30/3 đã thông qua 2 văn bản luật cho phép giải ngân nhanh chóng các quỹ từ ngân sách của Liên minh Châu Âu (EU).
Italia hiện đang dẫn đầu thế giới về một chỉ số đáng buồn khác: số ca tử vong vì COVID-19. Với 11.591 người chết, nước này chiếm hơn 1/3 số ca tử vong trên toàn thế giới.