Ấn Độ phóng vệ tinh nghiên cứu vành nhật hoa Mặt Trời

NGỌC THỦY - NHẬT MINH - QUỐC KHANH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 6/12/2024, 17:46

(HTV) - Ngày 05/12, Ấn Độ đã phóng tên lửa mang vệ tinh thực hiện sứ mệnh thám hiểm vành nhật hoa Mặt Trời của Cơ quan Không gian châu Âu.

Vành nhật hoa Mặt Trời của Cơ quan Không gian châu Âu là lớp ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời, trải rộng hàng triệu km trong không gian, và có nhiệt độ cao hơn cả bề mặt Mặt Trời.

Tên lửa mang 2 vệ tinh khối vuông được phóng từ đảo Sriharikota, Ấn Độ. Một tên lửa mang theo hai vệ tinh có hình dạng khối vuông, mỗi vệ tinh có kích thước khoảng 1,5 mét, đã được phóng thành công từ đảo Sriharikota của Ấn Độ.

Hai vệ tinh này dự kiến sẽ tách ra trong khoảng một tháng tới và bay cách nhau với khoảng cách cố định là 150 mét. Để quan sát và ghi hình vành nhật hoa, một trong hai vệ tinh sẽ đóng vai trò làm tấm chắn cho vệ tinh còn lại trong quá trình quan sát.

Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) cho biết những dữ liệu đầu tiên từ sứ mệnh này sẽ được công bố vào tháng 03/2025. Những thông tin này dự kiến sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu lý do tại sao vành nhật hoa lại có nhiệt độ cao hơn bề mặt Mặt Trời, cũng như nguyên nhân các vụ phun trào phóng ra hàng tỉ tấn plasma vào không gian từ ngôi sao trung tâm của hệ hành tinh chúng ta.

Sứ mệnh "Proba-3", trị giá 210 triệu đô la Mỹ, dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 2 năm. Trong khoảng thời gian này, hai vệ tinh sẽ tạo ra hàng trăm nhật thực nhân tạo, mỗi lần kéo dài lên đến 6 giờ.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: