Bằng nỗ lực không ngừng, nhiều bạn trẻ đã thành công bước đầu trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Để phong trào phát trển mạnh hơn nữa, TP.HCM đã phát động phong trào "Thanh niên TP khởi nghiệp, lập nghiệp, đổi mới sáng tạo" năm 2023-2027.
Theo đó, TP sẽ đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền trong toàn hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và Nhân dân tích cực phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố đề ra các giải pháp hiệu quả cho hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thành phố. Phát hiện và nhân rộng các mô hình thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp tiêu biểu đóng góp tích cực trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố.
Nâng cao nhận thức cho thanh niên về đạo đức kinh doanh trong khởi nghiệp, lập nghiệp trên nền tảng đổi mới sáng tạo để xây dựng các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp có tính nhân rộng và tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo của thanh niên trong khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thành phố nhanh, bền vững giai đoạn 2023 – 2027.
Tạo môi trường thuận lợi, công bằng cho thanh niên, sinh viên và doanh nhân trẻ tham gia sản xuất kinh doanh vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố và thực hiện hiệu quả chương trình “Thanh niên khởi nghiệp, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố khởi nghiệp cho giới trẻ”, Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn Thành phố”.
Xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể để tăng khả năng hiện thực hóa của các dự án khởi nghiệp; đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức để kiến tạo tương lai bên cạnh những nội dung liên quan đến vấn đề chấp hành pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Để phong trào thi đua tiếp tục được triển khai sâu rộng từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở, đến tất cả các đối tượng là đoàn viên, thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ và Nhân dân với nội dung, hình thức phong phú, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với thực tiễn ở địa phương, cơ sở; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân.
Công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, công khai, công bằng và kịp thời để phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo có hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển Thành phố.
Đối tượng: tập trung nguồn lực hướng tới 05 khối đối tượng để hỗ trợ:
Học sinh, học viên tại các trường Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục có dự án, đề án khởi nghiệp khả thi; Học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung cấp (tập trung hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp); - Thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp (tập trung hỗ trợ các dự án, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp); Doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh (tập trung vào hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo, tiên phong hội nhập); Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Nội dung tổ chức Phong trào thi đua
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm phát hiện các ý tưởng, mô hình mang tính thực tiễn, có tác động kinh tế - xã hội, để quảng bá, nhân rộng. Trong đó, tiếp tục mở rộng quy mô các hoạt động Cuộc thi Khởi nghiệp - Startup Wheel, Ngày hội khởi nghiệp, Diễn đàn lãnh đạo trẻ... và đẩy mạnh các cuộc thi, hoạt động về khởi nghiệp cấp cơ sở. Hỗ trợ tập huấn kiến thức về quản trị doanh nghiệp, khả năng dự báo và phân tích tính khả thi của ý tưởng, sáng kiến để đưa vào ứng dụng thực tiễn, trong đó tập trung vào đối tượng học sinh, sinh viên.
Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức pháp luật liên quan đến nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận các công cụ quản lý doanh nghiệp hiệu quả, khóa học đã được kiểm chứng bởi các đơn vị sở, ban, ngành có chuyên môn. Tiếp tục thực hiện Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố quản lý, đồng hành; đồng thời mở rộng quy mô nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp lên 300 tỷ để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phục hồi và tăng tốc sau đại dịch.
Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển đặc biệt cho các ý tưởng, mô hình doanh nghiệp thuộc 04 ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố, bao gồm: cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược - cao su; rà soát, hoàn thiện khung chính sách và pháp lý nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tạo chính sách tài chính cho phát triển đô thị thông minh, các ngành nghề liên quan đến công nghệ tài chính.
Hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm nông - lâm - ngư (OCOP); tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và các mô hình nông nghiệp công nghệ cao để đoàn viên, thanh niên, doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp tham gia và tạo sân chơi cho các bạn trẻ học tập, nâng cao ý thức sử dụng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc cũng như khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Thành phố; kết nối và thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, ưu tiên xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế bền vững, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, du lịch biển, đảo, các dự án khởi nghiệp về lai tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, các dự án khởi nghiệp phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn truyền thống và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, các dự án khởi nghiệp du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề... phù hợp với nhu cầu, định hướng phát triển của địa phương, Thành phố.
Thành lập kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tập trung dựa trên tiêu chí tiện lợi - phổ biến - xử lý nhanh nhằm không bị phân tán nguồn lực quản lý và giúp giải đáp các vấn đề của doanh nghiệp một cách kịp thời. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong và ngoài Việt Nam nhằm giúp các thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam được nhiều người biết đến, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy việc kinh doanh được tốt nhất. Tập trung khai thác các không gian khởi nghiệp sáng tạo, mở rộng quy mô Vườn ươm doanh nghiệp trẻ, đặc biệt là ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tạo điều kiện hỗ trợ để Đoàn Thanh niên - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Thủ Đức và các quận, huyện xây dựng hoặc phát huy các không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Các chỉ tiêu thực hiện
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thanh niên khởi nghiệp. Tổ chức chương trình gặp gỡ và đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố và giới trẻ khởi nghiệp định kỳ 02 năm/lần; tham mưu các chính sách khuyến khích giới trẻ khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo. Tổ chức định kỳ mỗi năm một lần cuộc thi dành cho thanh niên, doanh nghiệp trẻ Thành phố về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mỗi năm, thực hiện 04 buổi tập huấn kiến thức khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho sinh viên, thanh niên và doanh nghiệp trẻ Thành phố; 02 buổi tập huấn nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, thanh niên và doanh nghiệp hiểu về khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo, đồng thời lồng ghép công tác tập huấn về điểm tín dụng (CIC) từ đó giúp giám sát được các thông tin và mức độ tín nhiệm của mỗi cá nhân.
Hằng năm, tư vấn, hướng nghiệp cho ít nhất 300.000 thanh thiếu niên; giới thiệu việc làm cho ít nhất 120.000 thanh niên; huấn luyện, trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho ít nhất 200.000 thanh thiếu nhi, trong đó tập trung trang bị kỹ năng chuyển đổi số. Nâng quy mô nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp lên 300 tỷ đồng.
Hỗ trợ vay vốn 2.000 tỷ đồng cho thanh niên phát triển kinh tế; hỗ trợ 800 dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên (trong đó 700 dự án khởi nghiệp, 100 dự án đổi mới sáng tạo của thanh niên. Hằng năm, tổ chức ít nhất 01 hoạt động hỗ trợ thanh niên nông thôn, doanh nghiệp trẻ khởi sự và lập nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp an toàn có xuất xứ, nguồn nhe. 3.9. Hằng năm, mỗi xã Đoàn hỗ trợ mới ít nhất 01 mô hình thanh niên nông thôn làm kinh tế hiệu quả. 3.10. Phấn đấu đến năm 2027, có ít nhất 30% số ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên được kết nối, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp.
Giải pháp thực hiện
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo - Tập trung phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân của Thành phố; tăng cường giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư của từng địa bàn tới đoàn viên, thanh niên. Mục tiêu tuyên truyền phải làm thay đổi nhận thức trong đông đảo đoàn viên, thanh niên và xã hội về khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo.Tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố và giới trẻ khởi nghiệp, lập nghiệp nhằm tạo điều kiện trao đổi, chia sẻ và hỗ trợ xây dựng chính sách cho hoạt động khởi nghiệp hiệu quả.Thường xuyên cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về phát triển doanh nghiệp, quản lý kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường và các nguồn quỹ, vốn vay sẵn có cho các đối tượng có nhu cầu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố.
Tuyên truyền và tích cực tổ chức các hoạt động trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; tích cực bồi đắp ý chí và khát vọng cho học sinh, sinh viên về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng hành hỗ trợ học sinh, sinh viên, thanh niên tham gia khởi nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập, phát triển kinh tế. Tạo cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển doanh nghiệp trẻ đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố. Kết nối Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác để khai thác sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm...Tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp từ 100 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng theo đề án đã xây dựng.
Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về các nguồn vốn vay của Thành phố đến các đối tượng có nhu cầu khởi nghiệp, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên tại các nhà trường. Tổ chức các hoạt động đào tạo, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm giúp các doanh nghiệp trẻ nâng cao năng lực chuyên môn, mở rộng hoạt động kinh doanh; xây dựng các chương trình truyền thông, mạng thông tin. Tổ chức các hoạt động đào tạo, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm giúp các doanh nghiệp trẻ nâng cao năng lực chuyên môn, mở rộng hoạt động kinh doanh; xây dựng các chương trình truyền thông, mạng thông tin điện tử về sáng tạo và khởi nghiệp. Phối hợp với các sở, ban, ngành tạo cơ chế hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp thanh niên phát triển hiệu quả các sáng kiến, ý tưởng sản xuất kinh doanh.
Tăng cường các nguồn lực để hỗ trợ “kép” bao gồm vốn và việc làm cho thanh niên khởi nghiệp trong quá trình phục hồi dự án sau đại dịch COVID-19. Tiếp tục thực hiện Đề án số 1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hỗ trợ thanh niên nông thôn, đoàn viên, doanh nghiệp trẻ tìm hiểu và phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp ứng dụng công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả và lập nghiệp từ các sản phẩm nông nghiệp an toàn, có nguồn gốc, chất lượng và sản phẩm OCOP.
Xây dựng mô hình mạng lưới kết nối thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế. Khuyến khích doanh nghiệp trẻ đi đầu trong đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu để hội nhập và phát triển. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm, tham quan các mô hình doanh nghiệp tiêu biểu, gắn với từng lĩnh vực như: giáo dục, y tế, công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao, dự án tác động xã hội. Tổ chức vinh danh “Doanh nhân trẻ xuất sắc tiêu biểu” định kỳ 02 năm/lần. - Xem xét vai trò của đối tượng thanh niên trong khối các cơ quan quản lý Nhà nước để đồng hành với thanh niên khởi nghiệp nhằm kịp thời thông tin về các cơ chế, chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Tôn vinh và nhân rộng các tập thể, cá nhân, thanh niên khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp trẻ tiêu biểu.Tổ chức biểu dương những điển hình thanh niên khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp trẻ tiêu biểu nhằm tuyên truyền, nhân rộng, tạo hiệu ứng tích cực trong giới trẻ và cộng đồng xã hội về việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và làm giàu chính đáng. Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền về những mô hình khởi nghiệp tiêu biểu để cổ vũ tinh thần chủ động trong khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo.
Năm 2025, tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào “Thanh niên Thành phố khởi nghiệp - lập nghiệp, đổi mới sáng tạo”, đúc kết kinh nghiệm 03 năm thực hiện chương trình, triển khai và bổ sung các giải pháp trong chỉ đạo thực hiện chương trình, tuyên dương khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ và khởi nghiệp, lập nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả. Năm 2027, tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào “Thanh niên Thành phố khởi nghiệp - lập nghiệp, đổi mới sáng tạo”, tuyên dương các mô hình và nhân rộng các điển hình thanh niên khởi nghiệp - lập nghiệp tiêu biểu và có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố.
Các đơn vị tổ chức thực hiện
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố (cơ quan Thường trực Phong trào thi đua) Xây dựng Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua hằng năm; chủ trì tổ chức cuộc thi về khởi nghiệp (Startup Wheel) cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cộng đồng thanh niên, học sinh, sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố, trong đó đề xuất cụ thể nguồn kinh phí và mức hỗ trợ cho các cuộc thi khởi nghiệp. - Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Hội đồng tư vấn khởi nghiệp và tổ chức cuộc thi khởi nghiệp trên phạm vi toàn Thành phố, các dự án đạt thứ hạng tiêu biểu trên địa bàn Thành phố sẽ được hỗ trợ để hiện thực hóa sau cuộc thi. Tăng cường tuyên truyền, thông tin về nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp để các cá nhân, tổ chức tiếp cận được chính sách hỗ trợ khi doanh nghiệp mới thành lập. Tiếp tục phát huy và thực hiện chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân Thành phố, đào tạo kiến thức khởi sự doanh nghiệp trong thanh niên. Tham muru, , tổ chức thành lập không gian khởi nghiệp, hỗ trợ văn phòng làm việc, đào tạo, tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nối cho thanh niên, doanh nghiệp trẻ trên địa bàn Thành phố. Chủ trì tham mưu báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết Phong trào thi đua; thẩm định, đề xuất hồ sơ khen thưởng vào dịp sơ kết, tổng kết trình Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ)).
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp các sở, ngành đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện đào tạo quản trị doanh nghiệp theo nhu cầu của các hội, hiệp hội, doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ thúc đẩy thực hiện hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn Thành phố. - Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành liên quan xây dựng chuyên mục hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên trang thông tin điện tử, tổng hợp các thông tin liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, giúp các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được thông tin, cơ hội kinh doanh, phát triển ý tưởng kinh doanh. - Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu thụ sản phẩm. - Tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho doanh nghiệp khởi nghiệp như văn minh thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại điện tử, hội nhập quốc tế. Tổ chức hội thảo, các khóa đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số; tư vấn giải pháp và công cụ chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố dự toán và nguồn kinh phí để thực hiện các nội dung trong kế hoạch có hiệu quả.
Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể Thành phố, các đơn vị doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tuyên truyền về Kế hoạch phát động, định hướng nội dung công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phong trào thi đua trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Đăng tải thông tin về kế hoạch phát động phong trào thi đua trên Trang thông tin điện tử của Thành phố.
Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cộng đồng, hoạt động quản trị cơ sở ươm tạo, phương pháp, kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các nội dung khác có liên quan...Hướng dẫn hoạt động sáng kiến và công nhận sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật; cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cho phù hợp với các điều kiện thực tiễn của Thành phố; tư vấn về xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ của học sinh, sinh viên, thanh niên và các doanh nghiệp khởi nghiệp theo quy định của pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới sáng tạo, khuyến khích tư duy đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên; thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; nghiên cứu, tham mưu về các cơ chế, chính sách chương trình đặc thù hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên, giảng viên tích cực tham gia các hoạt động khởi nghiệp; thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học của nhà trường, giảng viên, sinh viên; tăng cường đầu tư nguồn lực vật chất cho khởi nghiệp (phòng thí nghiệm đạt chuẩn, nguyên liệu để sản xuất thử nghiệm, hỗ trợ ban đầu cho các dự án khởi nghiệp, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nguồn, doanh nghiệp khởi nghiệp ngay trong trường học). Cùng các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, thực hiện kết nối nhà trường với doanh nghiệp, tạo lập môi trường tốt nhất cho hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp Thành Đoàn tổ chức sự kiện để hỗ trợ nâng cao nhận thức của thanh niên, bạn trẻ về tầm quan trọng của thực phẩm sạch, có nguồn gốc, ứng dụng công nghệ và sản phẩm OCOP; tổ chức tìm hiểu, khởi sự và lập nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ): Chủ trì, phối hợp Thành Đoàn xây dựng Hướng dẫn công tác khen thưởng Phong trào thi đua “Thanh niên Thành phố khởi nghiệp - lập nghiệp, đổi mới sáng tạo” giai đoạn 2023 - 2027; có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua để đánh giá tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố; phát hiện và đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua; phối hợp Thành Đoàn tổ chức Hội nghị sơ kết Phong trào thi đua vào năm 2025 và Hội nghị tổng kết vào năm 2027.
Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố: Nghiên cứu, đánh giá tình hình, thực trạng để gợi ý chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp phù hợp với bối cảnh tại Thành phố; phát hiện và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Thành phố trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; dự báo về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho quá trình hoạch định chiến lược và mục tiêu kinh doanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố: Tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ, giới thiệu các tổ chức cung cấp các dịch vụ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mở các văn phòng đại diện thương mại và đầu tư ở trong nước và nước ngoài, các phòng trưng bày, cửa hàng bán sản phẩm. Tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trưởng, tham dự hội chợ, triển lãm, diễn đàn đầu tư trong nước và nước ngoài; thu thập ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài về chủ trương, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của Thành phố; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao: Tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ những cá nhân, tổ chức... có dự án kinh doanh dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với các tiêu chí công nghệ cao trong nông nghiệp, tiến đến thành lập doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Tổ chức đào tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ về các lĩnh vực quản trị kinh doanh, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, luật pháp, vay vốn, tiếp cận nhà đầu tư, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước cũng như ngoài nước để tiếp thu và thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp cho các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất sản phẩm và nghiên cứu sản xuất thử nghiệm.
Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp: Tư vấn, hỗ trợ, kết nối các ý tưởng thanh niên làm kinh tế; tư vấn, hỗ trợ và đào tạo kỹ năng cho thanh niên triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh, có kế hoạch kinh doanh tốt với mong muốn được khởi sự kinh doanh riêng.Kết nối các tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ thanh niên phát triển ý tưởng kinh doanh; kết nối giữa thanh niên có ý tưởng, mô hình khởi nghiệp với doanh nghiệp, doanh nhân và cơ quan quản lý Nhà nước; thiết lập và tổ chức thực hiện các hoạt động định hướng cho phong trào thi đua.
Hội Doanh nhân trẻ Thành phố: Hỗ trợ các doanh nhân trẻ nâng cao ý thức quản lý, nghề nghiệp, tiếp cận thị trường, hợp tác đầu tư và phát triển kinh doanh; Tổ chức diễn đàn trao đổi thông tin, ý kiến của các doanh nhân trẻ, giữa các doanh nhân trẻ với cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước theo đúng pháp luật; Hướng dẫn, tư vấn, cung cấp thông tin về thương mại, pháp lý, kinh tế, kỹ thuật cho Hội viên, nâng cao kiến thức và năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp, doanh nhân trẻ; Đề xuất với các cơ quan Nhà nước các vấn đề liên quan đến chính sách, khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho giới doanh nhân trẻ Thành phố; Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài theo các quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ phát triển hoạt động kinh doanh, hợp tác kinh tế quốc tế.