Thị trường ngày 08/12: Giá vàng trong nước ổn định, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh giảm

YẾN BÙI // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 8/12/2024, 08:24

(HTV) - Giá vàng trong nước ổn định, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm.

Giá vàng trong nước

Tại thời điểm khảo sát lúc 4 giờ 30 phút ngày 08/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:

Giá vàng hôm nay

Ngày 08/12/2024

(Triệu đồng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

SJC tại Hà Nội

82,7

85,2

-

-

Tập đoàn DOJI

82,7

85,2

-

-

Mi Hồng

84

85

-

-

PNJ

82,7

85,2

-

-

Vietinbank Gold

-

85,2

-

-

Bảo Tín Minh Châu

82,7

85,2

-

-

Bảo Tín Mạnh Hải

82,7

85,2

-

-

Giá vàng thế giới

Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 4h30 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2,632.81 USD/ounce. Giá vàng hôm nay giữ nguyên so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do (25.600 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 81,2 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế là 4 triệu đồng/lượng.

Diễn biến giá vàng thế giới trong 24 giờ qua

Giá vàng thế giới đã giảm mạnh khi báo cáo kinh tế của Mỹ được công bố cho thấy thị trường lao động tiếp tục hạ nhiệt. Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 0,3%, giá Bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 100.000 USD.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trong bài phát biểu tại New York cho biết nền kinh tế Mỹ đang ở tình trạng tương đối tốt, rủi ro giảm giá đối với thị trường lao động dường như đã giảm xuống. Những phát biểu này của ông đã khiến người đầu cơ giá trên thị trường kim loại lo ngại phần nào.

Dù vậy, hầu hết các nhà đầu tư vẫn giữ vững tâm lý vững chắc về xu hướng tăng của giá vàng nhờ vào động thái có thể nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed. Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch dự đoán 74% khả năng Fed sẽ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%) vào cuộc họp tới.

Theo Joanne Hsu - Giám đốc Khảo sát Người tiêu dùng của Đại học Michigan, đây không hẳn là dấu hiệu của sức mạnh kinh tế, mà chủ yếu phản ánh tâm lý phòng ngừa của người tiêu dùng trước nguy cơ giá cả leo thang.

Kỳ vọng lạm phát ngắn hạn trong vòng một năm tăng từ 2,6% trong tháng 11 lên 2,9% trong tháng 12, mức cao nhất trong sáu tháng qua. Tuy nhiên, con số này vẫn nằm trong khoảng 2,3 - 3,0% đã được ghi nhận trong hai năm trước đại dịch.

Về dài hạn, kỳ vọng lạm phát giảm nhẹ từ 3,2% xuống 3,1%, một mức giảm nhỏ nhưng vẫn cao hơn so với các mức trung bình trước đại dịch. Điều này cho thấy người dân Mỹ tiếp tục theo dõi sát sao các biến động kinh tế, trong bối cảnh họ dự đoán những thay đổi lớn về chính sách kinh tế sắp tới.

Joanne Hsu cho biết, sự thay đổi trong kỳ vọng kinh tế không chỉ do tâm lý chính trị mà còn phản ánh những dự đoán thực tế về nền kinh tế quốc gia. Trong các cuộc phỏng vấn tháng này, nhiều người ủng hộ Đảng Dân chủ lo ngại rằng các chính sách mới, đặc biệt là việc tăng thuế quan, có thể đẩy lạm phát lên cao. Ngược lại, những người thuộc Đảng Cộng hòa tin rằng tổng thống mới sẽ giúp kiềm chế lạm phát hiệu quả.

Nhìn chung, chỉ số niềm tin tiêu dùng và kỳ vọng kinh tế tiếp tục phản ánh những trải nghiệm thực tế và nhận thức của người dân Mỹ, bất kể sự khác biệt về quan điểm chính trị.

Giá dầu thế giới

Giá dầu tuần này chịu tác động mạnh bởi quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+), tình hình bất ổn ở Trung Đông và khả năng dư cung vào năm sau.

Giá dầu bắt đầu tuần bằng một phiên trái chiều với dầu Brent giảm 1 cent, dầu WTI tăng 10 cent. Sự dịch chuyển gần như đi ngang này của giá dầu là do 3 yếu tố chính chi phối: Hy vọng nhu cầu mạnh hơn ở Trung Quốc, lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào giữa tháng 12 và rủi ro địa chính trị gia tăng tại Trung Đông.

Giá xăng dầu thế giới kéo dài đà lao dốc của tuần trước

Giá dầu bật tăng hơn 2% ở phiên giao dịch thứ 2 của tuần, được hỗ trợ khi thị trường tiếp nhận tin tức Israel đe dọa tấn công Lebanon nếu lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah sụp đổ cũng như khả năng cao OPEC+ sẽ công bố gia hạn cắt giảm nguồn cung tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào giữa tuần.

Tại phiên giao dịch tiếp theo, giá dầu đã từ bỏ gần như toàn bộ mức tăng của phiên giao dịch trước khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định của OPEC+. Tại phiên này,  giá dầu “đổ đèo” gần 2%. Chính lượng tồn kho dầu của Mỹ giảm tới 5,1 triệu thùng (theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ), thỏa thuận ngừng bắn không chắc chắn giữa Israel và Hezbollah, lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc được dỡ bỏ và cuộc tấn công của phiến quân ở Syria đã hạn chế đà giảm của giá dầu.

Giá dầu kéo dài đà giảm sang phiên giao dịch tiếp theo, tuy nhiên mức giảm khá khiêm tốn, tối đa 24 cent, do các nhà đầu tư cân nhắc triển vọng nguồn cung dồi dào trong năm 2025 bất chấp việc OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Theo Oilprice, do sản lượng bên ngoài OPEC+ tăng cao nên tổ chức này đã quyết định hoãn kế hoạch tăng nguồn cung thêm một quý nữa. Theo đó, OPEC+ sẽ bắt đầu gỡ bỏ các đợt cắt giảm sản lượng từ tháng 4/2025 và kéo dài đến tháng 9/2026.

Giá dầu đã thiết lập hat-trick giảm ngày ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Tại phiên này, giá dầu “lao dốc” hơn 1% khi các nhà phân tích tiếp tục dự báo tình trạng dư cung vào năm 2025.

Vậy là với 3 phiên giảm, 1 phiên trái chiều, 1 phiên tăng, tuần này giá dầu Brent giảm hơn 2,5% xuống mức 71,12 USD/thùng, giá dầu WTI giảm 1,2% xuống mức 67,20 USD/thùng. Giá dầu ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp.

Giá xăng dầu trong nước

Xăng E5 RON 92 không quá 19.864 đồng/lít.

Xăng RON 95-III không quá 20.563 đồng/lít.

Dầu diesel không quá 18.382 đồng/lít.

Dầu hỏa không quá 18.817 đồng/lít.

Dầu mazut không quá 16.125 đồng/kg.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: